Home Trà đá vỉa hè Đọc sách là việc của ai

Đọc sách là việc của ai

by Phạm Ngọc Hải

Hiện nay văn hóa đọc tại Việt Nam đang ở mức yếu về cả số lượng và chất lượng. Về số lượng trong khi ở các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản người dân đọc từ 20 cuốn sách/năm, các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như: Singapore 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm còn ở Việt Nam chỉ vỏn vẹn 4 cuốn sách/năm. Về chất lượng, hầu hết nội dung các cuốn sách này hầu hết là sách giáo khoa, giáo trình học tập do bắt buộc phải đọc.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này xuất phát từ nhiều đối tượng nhiều bên mà trong số đó có cả bạn đó. Vâng chính bạn người đang đọc bài viết này. Nhưng trước tiên ta sẽ điểm qua những tội phạm khác trước đã.

Đầu tiên phải kể đến từ thượng nguồn nơi sản sinh ra các tác phẩm. Tác giả và nhà xuất bản (NXB) (Producer&Corporation)

Cũng giống như những loại mặt hàng rau dưa ngoài chợ, tác giả và nhà xuất bản cũng phải cân nhắc các yếu tố lợi nhuận khi xuất bản một cuốn sách. Không ai bán hàng lại muốn bán hàng ế, tồn kho, không một tác giả nào lại muốn những đứa con của mình nằm gọn gàng trong kho. Vậy mỗi khi lựa chọn thể loại sách để bán thì để đáp ứng combo ngon bổ rẻ thì những cuốn sách như self-help hay dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh là lựa chọn tối ưu nhất. Những thể loại này là “mỏ vàng vô tận” đối với cả tác giả và NXB. Chưa đi thi IELTS vẫn có thể dạy IELTS thì làm gì có ai mà không nói được đạo lý. Dễ tới mức chẳng cần tốt nghiệp đại học, chẳng cần kinh nghiệm làm việc, chẳng cần có kinh nghiệm sống thì những “đạo lý” vẫn bán đắt như tôm tươi.

Tiếp tay cho các tội phạm trên là các cửa hàng (Store). Trong những siêu thị thường những đồ dùng bắt mắt, ưa chuộng thường được đặt trang trọng ở hàng vừa tầm mắt,tầm với. Điều tương tự với một cửa hàng sách, những cuốn sách bestseller được chưng để làm sao bạn không thể không thấy nó còn những cuốn sách lịch sử dày cộp cũng sẽ được đặt trang trọng nhưng ở trên nóc tủ hoặc được phủ một lớp bọc bằng bụi giống như đồ cổ. Sẽ chẳng ai quan tâm tới chúng năm này qua tháng khác.

Tiếp theo về phía chính phủ (Government). Hệ thống thư viện công còn ít ngay cả như Thái Bình quê tôi cả tỉnh mới có một thư viện trong đó thì chỉ toàn tạp chí và sách giáo khoa cũ. Các bạn trẻ chắc chắn không ai là không biết Vincom Plaza nhưng không phải ai cũng biết thư viện tỉnh ở đâu?

Đó là khi chưa có sách vậy nếu bạn có được một cuốn sách thì việc tiếp theo là tìm một nơi để đọc cũng không hề dễ dàng. Trong khoảng thời gian 2 năm đầu đại học tìm kiếm một không gian phù hợp với việc đọc và kết quả là chỉ một nơi duy nhất đó là … nhà, sau này thì có thư viện ở trường đại học nhưng không phải ai cũng được vào và không phải lúc nào cũng có thể vào.

Trong lúc dạo quanh tìm kiếm sách, tôi có vô tình bắt gặp những cuốn sách giá rẻ chỉ bằng ½ cuốn sách tôi đang cầm trên tay. Tôi tự hỏi liệu khi tác giả của những cuốn sách thấy những đứa con của mình được đẻ vô tội vạ từ máy photocopy những anh em sinh đôi kém chất lượng và điều quan trọng nhất là lợi nhuận lại chui vào túi của người khác chứ không phải cha đẻ của chúng. Đó hẳn là một câu chuyện buồn.

Và nhân vật cuối cùng tôi muốn giới thiêu một băng đảng hung hãn với số lượng hàng triệu người, thế lực quyết định tất cả những thế lực ở trên với một “bàn tay vô hình” (Invisible Hand). Vâng không ai khác, bạn đó, chính bạn.

Có bao giờ bạn cười khểnh, chê bai những mọt sách chưa ?

Thói quen đọc sách không được xây dựng từ khi còn nhỏ dẫn tới đọc sách giống như một nghi thức trong một buổi truyền đạo và chỉ có những người theo đạo “Đọc sách” mới làm.

Có bao giờ bạn có coi quay tiktok với vũ điệu múa quạt, bạn có share nó như thể là bạn muốn giới thiệu một cuốn sách hay cho bạn mình.

Có bao giờ bạn chọn một cuốn sách vì nội dung nó hay thay vì nghe cái tên quen quen mà hình như ê mày tao thấy cuốn này nổi tiếng á ?

Sẽ rất tệ nều một cuốn sách mặc dù dở nhưng được đội ngũ marketing hùng hậu tung hô phù phép để được lên Best seller nhờ hiệu ứng đám đông dẫn tới các sản phẩm “mỳ ăn liền” ngày được quan tâm nhiều thượng đế hưởng ứng tạo lợi nhuận lớn dẫn tới NXB và tác giả sẽ đẻ ra nhiều “mỳ ăn liền” và một vòng tuần hoàn, kết quả là chúng ta sẽ có được một thị trường “mỳ ăn liền” hết sức sôi động.

Và cuối cùng có bao giờ bạn mua một cuốn sách photo thay vì bản chính ? Dù lý do đó là gì thì tốt nhất hãy dừng việc đó sớm nhất có thể.

Đọc tới đây không nhiều người sẽ cảm thấy đau đầu chóng mặt. Hải, sao mày nói cái gì khủng khiếp vậy chính phủ gì gì đó ? Rồi giờ giải quyết sao ?

Giải pháp lớn thì có những chuyên gia đưa ra còn đối với những thượng đế nắm trong tay quyền sinh quyền sát nhỏ bé như mình. Bạn chỉ cần tích cực chia sẻ những bài viết hay, đừng đánh giá một cuốn sách vì vỏ của nó (don’t judge a book by its cover), dừng việc mua sách photo sớm nhất có thể ngay khi bạn có đủ kinh tế hoặc ít nhất là dùng sách cũ thay thế. Và cuối cùng nếu lần tới thấy ai đó đọc sách thì đừng ngại ngần mà theo Đạo cùng với họ.

You may also like

2 comments

Bang September 5, 2021 - 1:14 pm

Viết sai chính tả sửa đi man 😀

Reply
Phạm Ngọc Hải September 9, 2021 - 2:58 pm

OK con dê.

Reply

Leave a Reply to Phạm Ngọc Hải Cancel Reply