
Trong thời gian mình đọc cuốn sách này nhận được khá nhiều câu hỏi kiểu như: Mày định làm ở Quốc hội à ? Mày tìm hiểu cái này làm gì ? M rảnh thế ?. Haiz biết nói sao giờ nhỉ.
Thực tế cho thấy rằng nếu bạn là người Việt Nam bạn tìm hiểu về những vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân bạn ví dụ như: Nợ công, Chính trị,… (những người mà hàng ngày ngoài kia đang xài tiền của bạn) thì sẽ bị coi là không bình thường, dị, có khi là điên.
Còn những vấn đề không liên quan gì tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì được quan tâm quá mức cần thiết. Một Idol Hàn Quốc lấy vợ, Sếp Tùng đạo nhạc hay những scandal của giới Show Bitch ?. Những thông tin “trash shit” nhât trên thế giới này lại được chúng ta đón nhận một cách nồng nhiệt nhất. Thông tin càng “trash” thì càng được săn đón nồng nhiệt. Có khi là phải ganh đua nhau để biết càng sớm càng tốt. Chúng ta có thể mất hàng giờ để tranh luận xem Sơn Tùng MTP có đạo nhạc không ? Trong khi vẫn nghe nhạc vẫn làm cho Sếp ngày một giàu lên. Chúng ta có thể tranh luận tiếc thương cả ngày cho một anh đẹp trai Hàn Quốc đi lấy vợ mặc dù chuyện đó đ làm bạn giàu hơn (về bất kì phương diện nào: tinh thần, vật chất,…) ?
Vậy rốt cuộc thì ai ở đây mới là người điên, ai mới là người bình thường ?
Tuy nhiên hiện tượng này có phải hoàn toàn do giới trẻ chúng ta.
Trong một thế giới phẳng nơi, khoảng cách về địa lý thu hẹp thông qua internet. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn những sự kiểm soát và ở Việt Nam truyền thông bị bóp nghẹt nhiều tới mức không thể trở thành “phát ngôn viên” của xã hội. Hầu hết những vấn đề liên quan tới chính trị, tôn giáo đều ít được quan tâm do bài viết nghèo nàn về nội dung quá nhiều thuật ngữ khó hiểu, quá nhiều thứ cần phải động não để hiểu được. Liệu khi bạn vào dantri.com hay vnexpress những title của bài báo cực kì khó hiểu như: “Lạm phát của Việt Nam đang tăng cao trong cùng kì năm ngoái” nghe đến đây thôi không ít người đã lắc đầu rồi lướt qua. Trong khi những bài báo về Sếp, về scandal quá đơn giản. Chẳng cần là một chính khách, cử nhân kinh tế bạn cũng có thể đọc như một thứ xả stress. Điều này làm cho các mặt báo tràn lan những mẩu tin về cướp giết hiếp, sao hàn, sao Việt. Mặc dù không quan tâm chính trị như vậy nhưng cứ hễ một chính sách nào đó không vừa ý là họ lại chửi chế độ, chửi xã hội, chửi trời, chửi đất, … Ui giời cái nền giáo dục Việt Nam, ui giời xã hội, ý thức Việt Nam, ui giời tất cả mọi thứ. Có rất nhiều người còn không biết tên nguyên thủ quốc gia của Việt Nam nhưng trong các quán trà đá vỉa hè thì Liên Xô đánh Nga rồi Mỹ đánh Hoa Kì còn hơn cả các vị Đại biểu Quốc hội. What for man ?
Quay lại với vấn đề review về cuốn sách.
Về nội dung có khá ít đầu sách về những vấn đề chính trị hay đặc biệt là Quốc hội được xuất bản bày bán và quảng bá như cuốn sách này. Khi mình đọc tiêu đề thì mình kì vọng rằng nội dung cuốn sách sẽ có những “cái nhìn mới” của tác giả về Quốc hội. Tuy nhiên theo bản thân mình thì “cái nhìn mới” vẫn chưa được mạnh tay cho lắm. Mình có cảm giác là tác giả muốn làm tới nhưng vì một số lý do nào đó bị cản lại mà không thể thoải mái viết như những suy nghĩ của tác giả. Đối với một người chưa biết gì về Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam thì bạn nên tìm đọc cuốn sách này. Nó sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về Quốc hội. Công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của Quốc hội là gì? Bên cạnh đó bạn còn biết được mình có quyền lực gì trong xã hội có “nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Tại sao nói tất cả mọi thứ đều có chữ dân mà tôi chẳng cảm thấy tôi có quyền gì ?. Trong cuốn sách tác giả còn có so sánh Quốc hội và cách điều hành Quốc hội, cơ cấu tổ chức của Việt Nam so với các nước trên thế giới để thấy được những hạn chế, ưu điểm chế độ hiện tại. Các quy trình để tạo ra một bộ luật để có thể hiểu được tại sao đôi khi có những bộ luật trên trời rơi xuống. Những khó khăn và hạn chế của Quốc hội hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai.
Những khái niệm được trình bày khá logic, móc nối với nhau giống như một đoạn dây xích thể hiện quyền lực, trách nhiệm của mỗi bộ phận trong xã hội không thể tách rời và chính các bạn “dân” là một mắt xích vừa to vừa quan trọng nhất. Tuy nhiên mắt xích này lại thường không hiểu ra điều này và bị kẻ xấu lợi dụng từ đó chuộc lợi cho bản thân. Điều mỗi “dân” chúng ta nên làm là hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của bản thân để có thể phòng tránh và ngăn chặn hành vi như trên.
Cuốn sách giống như tâm sự của một người trong cuộc, sẽ có những lúc bạn cảm thấy cảm thông cho 500 con người kia khi họ có những quyết định không phù hợp hay đôi khi là ngủ gật trong phiên họp. Chỉ khi hiểu và cảm thông chúng ta mới có thể có được sự tin tưởng vào bộ máy đại diện cho dân tộc. Chỉ có niềm tin mới giúp một dân tộc phát triển và đi lên.
Everything you need to change the world is you.